Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp 08BHTM01 ĐHNN ĐN
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Câu hỏi gợi ý môn Tiếng Việt trắc nghiệm! (Phần 1)

Go down 
Tác giảThông điệp
nmhquyen

nmhquyen


Tổng số bài gửi : 71
Join date : 17/12/2009
Age : 41
Đến từ : Việt Nam

Câu hỏi gợi ý môn Tiếng Việt trắc nghiệm! (Phần 1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu hỏi gợi ý môn Tiếng Việt trắc nghiệm! (Phần 1)   Câu hỏi gợi ý môn Tiếng Việt trắc nghiệm! (Phần 1) Icon_minitimeFri Feb 05, 2010 3:15 pm

Câu hỏi gợi ý môn Tiếng Việt
Giáo viên: Trương Thị Diễm


1. Tiếng Việt không có âm dòng giữa, chỉ có âm dòng trước và dòng sau.
2. Tiếng Việt chỉ có 2 phương thức: TẮC và XÁT
3. Âm tiết Tiếng Việt không có hiện tượng nhược hóa hay nối âm. Bởi vì mỗi âm tiết được gói gọn trong một thanh điệu
4. Trong phát ngôn Tiếng Việt, số lượng âm tiết trùng số lượng hình vị và ranh giới của chúng cũng bằng nhau.
5. Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm đôi.
6. Tiếng Việt có 5 thành tố: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
7. Âm đầu trong tiếng Việt đều là phụ âm và là phụ âm đơn.
8. Âm chính trong tiếng Việt đều là nguyên âm và có thể là nguyên âm đơn hoặc đôi.
9. Âm cuối trong tiếng Việt đều là phụ âm hay bán âm.
10. Âm vực cao: ngang (1); ngã (3), sắc (5)
11. Âm vực thấp: huyền (2); hỏi (4); nặng (6)
12. Âm điệu bằng phẳng: ngang, huyền
13. Âm điệu không bằng phẳng và gãy: ngã, hỏi
14. Âm điệu không bằng phẳng và không gãy: sắc, nặng.
15. Quy luật phân bố âm cuối trong thơ: đồng nhất hoàn toàn, cùng nhóm vang mũi, cùng nhóm tắc vô thanh (p/t/k)
16. Tiếng Việt không có đồng âm hình thái học. Tiếng Việt chỉ có đồng âm từ vựng học.
17. Hiện tượng đồng âm thường xảy ra ở từ phức:  Sai
18. Hiện tượng đồng âm ít xảy ra ở từ phức:  Đúng (vì chủ yếu xảy ra ở từ đơn)
19. Các từ đồng nghĩa phải cùng nằm trong 1 trường nghĩa.
20. Từ trái nghĩa phải cùng nằm trong một trường nghĩa (tương liên)
21. Các từ trái nghĩa thường xảy ra ở từ loại tính từ, nếu như có các cặp trái nghĩa danh từ, thực chất là đại diện cho một cặp tính từ nào đó. Ví dụ: rồng (giàu) – tôm (nghèo); voi (mạnh) – châu chấu (yếu)…
22. Hiện tượng trái nghĩa chủ yếu xảy ra ở từ loại tính từ.
23. Tiếng lóng là một hiện tượng ký sinh vào ngôn ngữ  Đúng.
24. Nếu giữa các tiếng có các mối quan hệ chủ yếu là ngữ nghĩa  từ được tạo nên được gọi là từ ghép.
25. Nếu giữa các tiếng có các mối quan hệ chủ yếu là ngữ âm  từ được tạo nên được gọi là từ láy.
26. Nếu giữa các tiếng có các mối quan hệ chủ yếu là ngẫu nhiên  từ được tạo nên được gọi là từ ngẫu kết.
27. Có 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
28. Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: nghĩa của mỗi tiếng cùng gộp lại để tạo nghĩa chung và các tiếng rõ ràng, xác định và khác nhau. Vd: tướng tá, may rủi, điện nước, xăng dầu, sống chết, cha mẹ…
29. Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa: các yếu tố trong từ là các yếu tố đồng nghĩa và gần nghĩa. Vd: đợi chờ, binh lính, cấp bậc, tìm kiếm, thay đổi, mặc dù…
30. Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: nghĩa chung tổng quát, từ đằng sau là từ cổ mang nghĩa đằng trước, tiếng thứ 2 bị mờ đi lờ nghĩa. Vd đường sá, chợ bua, rừng rú, xe cộ, tre pheo, chơi nhởi, bếp núc.
Về Đầu Trang Go down
 
Câu hỏi gợi ý môn Tiếng Việt trắc nghiệm! (Phần 1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Câu hỏi gợi ý môn tiếng việt (Phần 2)
» Thanh ngu Tieng Anh Thuong Mai Bai 1
» Thanh ngu Tieng Anh Thuong mai Bai 2
» Thanh ngu Tieng Anh thuong mai Bai 3
» Thanh ngu Tieng Anh Thuong Mai Bai 4!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BAN TIN :: THÔNG BÁO-
Chuyển đến